Tiếp đó, sẽ tiến hành băm nhỏ, rải vôi bột và phủ bạt nylon kín lại để diệt bào tử nấm và cho cành mau phân hủy; thời gian ủ từ 30-45 ngày thì cành sẽ hoai mục, đồng thời, có thể đem ra làm phân bón lại cho cây; xử lý bằng thuốc hóa học kết hợp với tưới nước, bón phân hợp lý.
Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang, cho biết tỉnh hiện có khoảng 600ha thanh long nhiễm bệnh đốm nâu trên tổng diện tích 4.200ha.
Mục tiêu chính của tháng hành động này là cô lập nguồn bệnh, hạn chế lây lan, từng bước quản lý, phòng trừ dịch bệnh đốm nâu một cách có hiệu quả, giúp người nông dân trồng thanh long an tâm, ổn định sản xuất.
Mặc dù các nhà khoa học đã xác định được tác nhân gây bệnh đốm nâu là loài nấm có tên khoa học là Neoscytalidium dimidiatum, nhưng đến nay, họ vẫn chưa tìm ra được biện pháp quản lý bệnh một cách hiệu quả cũng như chưa có thuốc đặc trị.
Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, diễn biến bệnh đốm nâu ngày càng phức tạp, xuất hiện quanh năm, phát triển mạnh và gây hại rất nặng trên cây và trái vào mùa mưa, khi nhiệt độ và ẩm độ không khí cao./.
Công Trí (TTXVN/ Vietnam+)
|