|
QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI TRONG GIAI ĐOẠN RA HOA SẦU RIÊNG(//1 )
|
|
Sầu riêng là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế được trồng phổ biến ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việc xuất khẩu sầu riêng những năm gần đây đang trên đà phát triển. Nhiều vườn sầu riêng gặp không ít trở ngại về tình hình sâu bệnh gây hại nghiêm trọng xảy ra. Cần có những biện pháp hạn chế sâu bệnh hại tấn công.
1. Sâu ăn bông sầu riêng
- Biểu hiện gây hại: Bướm thường đẻ trứng lên các chùm bông. Sâu non nở ra đục vào bên trong bông khi bông đạt 15-20 ngày tuổi. Sâu ăn cánh bông, nhị đực và nhụy cái và có những đám phân đen đùn ra ngoài, làm cho bông hư và rụng.
.png)
- Biện pháp phòng trị: Sử dụng hoạt chất thuốc phòng trị sâu như Abamectin, Emamectin, Spirotetramat,… Sử dụng các dòng thuốc mát để tránh bông bị đen và rụng bông, hoặc sử dụng các dòng thuốc sinh học để tránh ảnh hưởng đến bông.
2. Bọ cánh cứng
- Biểu hiện gây hại: Bọ cánh cứng có thể tấn công vào mọi giai đoạn của bông, nhưng nhiều nhất là khi bông đang xổ nhuỵ. Bọ thường gây hại vào sáng sớm hoặc chiều tối và ẩn nấp dưới đất ban ngày. Bọ cánh cứng tấn công tạo ra nhiều vết thương hở trên bông.
.png)
- Biện pháp phòng trị: Bọ Cánh Cứng gây hại trên bông phun trị bằng các hoạt chất phun trên lá như Cypermethrin, Imdachloprid, lamda-cyhalothrin + thiamethoxam, carbosulfan, dimethoate vào sáng sớm (5 – 6 giờ) hoặc chiều tối.
3. Thán thư bông
- Biểu hiện gây hại: Bệnh thán có thể tấn công vào mọi giai đoạn của bông, nhưng gây hại mạnh khi thời tiết ẩm ướt, mưa, hoặc có sương nhiều. Trên bông, bệnh tạo ra những đốm đen tạo thành lõm đen, làm cho bông khô và héo sau khi nấm tấn công, và nghiêm trọng hơn là có thể gây rụng toàn bộ bông.
.png)
- Biện pháp phòng trị: Sử dụng hoạt chất thuốc như Hexaconazole, Azoxytrobin + Difeconazole. Lưu ý lựa chọn các dòng thuốc mát để tránh ảnh hưởng đến bông.
4. Rệp sáp
- Biểu hiện gây hại: Rệp sáp thường tấn công mạnh ở giai đoạn bông – xổ nhụy. Chúng có thể làm teo tóp cuống bông hoặc tấn công trực tiếp vào bông, làm cho bông thiếu hạt phấn, mất màu và héo, dễ rụng.
.png)
- Biện pháp phòng trị: Để phòng trị rệp sáp nên phun thuốc đặc trị với hoạt chất như Cypermethrin, Fenobucarb, Spirotetramat khi rệp sáp xuất hiện và gây hại bông.
5. Bọ trĩ
- Biểu hiện gây hại: Chúng chích hút nhựa làm cho cánh hoa bị thâm đen, nhụy hoa chảy nhựa. Nếu bị gây hại nặng sẽ làm cho hoa rụng hàng loạt. Bọ trĩ cũng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm đen lá, trái.

- Biện pháp phòng trị: Trong giai đoạn ra hoa, bổ sung những dinh dưỡng giúp bông sáng, mập và khỏe giúp tăng sức chống chịu bọ trĩ gây hại. Nhà vườn nên dùng 500ml Canxi Bo Kẽm pha 400 lít nước, phun ướt đều, phun trước xổ nhụy và sau xổ nhụy.
Sử dụng các hoạt chất trị bọ trĩ như Thiamethoxam, Dinotefuran, Spinetoram, Imidacloprid. Bọ trĩ không ưa ánh sáng trực xạ, khi trời râm mát chúng sẽ bò ra ngoài, vì vậy nhà vườn nên phun thuốc vào buổi chiều tối để đạt hiệu quả tối đa.
|
|
|