Chuyên cây Cam

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm NÔNG PHÚ VINH phục hồi cây CAM sau thu hoạch

(//1 )

Phục hồi cam sau thu hoạch đóng vai trò rất quan trọng, giúp cây trồng khắc phục lại tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Sau quá trình thu hoạch trái, cây cam đã mất rất nhiều dinh dưỡng, bộ rễ trở nên yếu. Việc chăm sóc lại vườn là vấn đề cần được giải quyết trên hết, nếu muốn vụ sau cây duy trì và đạt được năng suất tốt hơn thì hãy bắt tay vào việc chăm sóc cần thận, đúng quy trình. Cùng xem chuyên gia tư vấn quy trình phục hồi cam sau thu hoạch như thế nào để đạt hiệu quả. Bài viết dưới đây là những kỹ thuật cơ bản về chăm sóc cây cam sau thu hoạch.

 

Chăm sóc cây cam sau thu hoạch bao gồm các bước sau:

Bước 1:

Sau thu hoạch bà con tiến hành cắt bỏ những cành khô, cành bị bệnh, cành tăm, cành vượt, cành xiên vào tán, cành mọc quá dày và cành quá yếu. Nhằm tạo cây có sự thông thoáng, giúp cây quang hợp tốt. Ngoài ra, trên cây có cành nào đó phát triển quá cao, có thể đốn, hạ thấp độ cao của cây xuống. Để tiện cho quá trình chăm sóc cũng như thu hoạch cho những vụ tiếp theo.

Sử dụng các dụng cụ chuyên để cắt cành như kéo cắt cành, cần vệ sinh các dụng cụ trước khi cắt để hạn chế các nguồn nấm, vi khuẩn xâm nhập qua vết cắt.

Bước 2:

Sau khi cắt tỉa xong để hạn chế nấm bệnh lây lan qua vết cắt. Bà con sử dụng CACU - GOLD ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn, rửa sạch rong rêu mảng bám.

Bước 3:

Bà con nên làm cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế việc cạnh tranh nước và dinh dưỡng của cỏ dại; ngăn chặn sự trú ngụ, xâm nhập của sâu bệnh. Cỏ trong tán cây thì xới nhẹ, ngoài tán thì cắt thấp, nhằm chống xói mòn, rửa trôi.

Việc xới đất cần thực hiện hàng năm để giúp đất thông thoáng, cung cấp thêm ôxy cho đất.

Bước 4:

Bà con cần bón phân chuồng hoai mục ủ bằng nấm Trichoderma

Trước khi bón thì bà con đào đất xung quanh ngoài mép tán cây tạo thành vành khuyên sâu 15 – 20 cm, rộng từ 30 – 40 cm. Nhằm giúp đất tơi xốp, cải tạo đất và duy trì quá trình phân giải các chất hữu cơ thành dinh dưỡng nuôi cây.

Bước 5:

Bà con nên chủ động phòng sâu bệnh gây hại ở cây cam. Như: sâu đục thân, sâu vẽ bùa, sâu, nhện đỏ, rệp, bệnh vàng lá, bệnh ghẻ loét, bệnh ghẻ nhám.

Phun xịt một số loại thuốc trừ nấm bệnh như: Macozeb, Mataxyl, Aliette… phòng trường hợp những vết thương hở bị nấm bệnh tấn công.

Thông tin liên quan