Kiến thức chung

TÁC DỤNG CỦA ĐẠM LÂN KALI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

(//1 )

Như chúng ta đã biết muốn cho cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao thì phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho chúng. Trong đó Đạm lân kali là 3 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết nhất đối với mọi cây trồng. Bón phân cho cây đúng, đủ và cân đối là điều kiện cần thiết khi thâm canh cây trồng nhằm nâng cao giá trị canh tác…

TÁC DỤNG CỦA PHÂN ĐẠM (N)

Nitơ (N) là một nguyên tố hóa học có thứ tự là 7 trong điều kiện bình thường nó là một chất khí không màu, không mùi, không vị và khá trơ, không tham gia các phản ứng hóa học ở nhiệt độ phòng. Nito chiếm khoảng 78,09% khí quyển trái đất.

Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật và chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Đối với cây trồng Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3-, đặc biệt một số loại thực vật cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm mà có thể chuyển hóa N2 trong không khí để sử dụng.

Vai Trò Của Nitơ Đối Với Thực Vật

Vai trò chung: 

- Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Vai trò cấu trúc:

- Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP …

- Nitơ có trong các chất điều hòa sinh trưởng.

- Dấu hiệu khi cây thiếu nguyên tố Nitơ là cây sinh trưởng kém, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá.

Vai trò điều tiết:

- Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào thực vật:

- Ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào.

- Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lý của cây trồng

1. Vai Trò Của Phân Đạm Đối Với Cây Trồng

- Thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cho cây ra nhiều nhánh, phân nhiều cành, lá cây có kích thước to, lá quang hợp mạnh chuyển đổi nước và cacbonic thành đường bột.

- Giúp tăng năng suất cho cây trồng và cải thiện chất lượng của rau ăn lá và protein của hạt ngũ cốc.

Thiếu Đạm

Cây còi cọc, lá già toàn thân biến vàng, toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị trì trệ do thiếu chất hình thành tế bào, các quá trình sinh hóa cũng bị ngưng trệ.

Thừa Đạm

- Cây sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh nhiều, dễ đổ ngã, làm tăng mức độ lây nhiễm sâu bệnh hại.

- Cây chậm ra hoa, ít hoa, khó đậu quả, quả không chắc hạt.

- Khả năng chống chịu của cây với điều kiện ngoại cảnh như hạn, mặn, phèn, nấm bệnh cũng kém đi.

2. Các Nguồn Cung Cấp Đạm

Nguồn tự nhiên

Trong không khí:

- Chủ yếu dạng Nitơ phân tử ( N2) ngoài ra còn tồn tại dạng NO, NO2

- Cây không hấp thụ được Nitơ phân tử → phải nhờ các vi sinh vật cố định Nitơ chuyển hóa thành dạng NH3 cây mới hấp thụ được.

- Nitơ trong NO, NO2 trong không khí độc hại đối với cây trồng.

Nitơ trong đất:

- Nitơ khoáng (Nitơ vô cơ, gồm NO3- và NH4+) trong các muối khoáng như muối nitrat, muối nitrit, muối amôn.

- Nitơ hữu cơ trong xác động vật, thực vật, vi sinh vật.

- Nitơ khoáng cây có thể hấp thụ trực tiếp còn Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật cần nhờ VSV chuyển hóa thành NO3- và NH4+ thì cây mới hấp thụ được.

Nguồn tổng hợp

Một số loại phân đạm tổng hợp được sử dụng: Phân UrêCo(NH4)2, phân Amôn Nitrat (NH4NO3), …

Ngoài ra, bà con có thể tham khảo thêm nguồn cung cấp đạm từ cá qua sản phẩm của Công ty Nông Phú Vinh, “Sản phẩm ORGA HUMIX CA”

Sản phẩm Đạm cá hữu cơ ORGA HUMIX CA

TÁC DỤNG CỦA PHÂN LÂN (P)

1. Vai trò của Lân đối với cây trồng

- Lân là trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và protein của cây

- Lân có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây, lân kích thích bộ rễ của cây phát triển và tạo điều kiện để cây có thể đồng hóa các chất dinh dưỡng khác.

- Lân là thành phần chủ yếu của các chất ADP và ATP là những chất dự trữ năng lượng cho các quá trình sinh hóa trong cây, đặc biệt là cho quá trình quang hợp, sự tạo thành phần chất béo và protein.

- Lân có vai trò cung cấp trong quá trình trao đổi năng lượng và tổng hợp chất protein.

- Là yếu tố chính quyết định sự ra hoa, đậu quả và quá trình chín của quả và hạt, giúp hoa, quả to, hạt thì chắc.

2. Các triệu chứng thiếu và thừa Lân

* Triệu chứng thiếu hụt lân: 

Khi thiếu: Rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây; quả ít, chín chậm, thường có vỏ dày, xốp và dễ bị thối, nấm bệnh dễ tấn công, do Lân là thành phần của vách tế bào.

* Triệu chứng thừa lân: 

Khi thừa lân: khó phát hiện hiện tượng thừa lân. Thừa lân thường kèm theo hiện tượng thiếu kẽm và đồng.

3. Phân loại Lân

Phân lân (có 2 dạng): Supe lân và Lân nung chảy.

So sánh đặc tính của Supe Lân và Lân nung chảy

SIÊU LÂN LÂN NUNG CHẢY
Có tính Axit Có tính Kiềm
Không thích hợp với đất chua Thích hợp với đất chua
Tan trong nước, cây trồng hấp thụ được ngay Không tan trong nước, chỉ tan trong axit nhẹ hoặc axit của rễ cây tiết ra nên có tác dụng chậm nhưng lâu dài
Bổ sung Ca2+ cho cây Bổ sung cả Ca2+ và Mg2+

 

Bón quá nhiều lân có thể làm cho cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng nên cần bổ sung các nguyên tố vi lượng thiết yếu.Lưu ý:

  • Khi bón lân phải giữ đủ độ ẩm cho đất, không để đất khô. Mặt khác, khi bón nên trộn vào đất để phân càng gần rễ càng tốt
  • Bổ sung hợp lý Lân cho quá trình xử lý ra hoa, bà con có thể cân nhắc sản phẩm LÂN NPV 89

XỬ LÝ RA HOA DỄ DÀNG VỚI LÂN 89

TÁC DỤNG CỦA PHÂN KALI (K)

1. Vai trò của phân Kali đối với cây trồng:

- Kali không thực sự là thành phần cấu tạo nên mô thực vật nhưng cây cần được cung cấp lượng Kali lớn cho tất cả mọi bộ phận. Kali ảnh hưởng đến sự kiểm soát nước trong quá trình thoát hơi nước khỏi thực vật.

- Khi ánh sáng yếu Kali có tác dụng kích thích quang hợp, tăng sức đề kháng cho cây.

- Phân Kali giúp cho cây hấp thu được nhiều đạm hơn, hoạt động như chất xúc tác cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu, tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.

- Kali giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh độ pH, lượng nước ở khí khổng.

- Cần lưu ý rằng Kali dễ tan, dễ rửa trôi trong thời gian mưa nhiều và ngập nước, vì thế ở những vùng nhiệt đới với lượng mưa cao người ta thường bón nhiều Kali.

2. Các triệu chứng thiếu và thừa Kali

*Thiếu Kali

  • Ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất trong cây, làm suy yếu hoạt động của các men, tăng chi phí đường cho quá trình hấp thụ.
  • Làm dư thừa đạm dẫn đến ngộ độc cây và cây dễ nhiễm bệnh, đối với cây lấy hạt thì làm tăng tỷ lệ hạt lép, cây ăn quả thì trái nhỏ, dễ bị nứt, vỏ dày.
  • Giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống. Cây bị thối rễ, phát triển còi cọc, thân yếu, dễ bị đổ ngã.

*Thừa Kali

  • Dư thừa Kali gây ra tình trạng đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ chất dinh dưỡng khác như Magie, Nitrat… Khi thừa ở mức cao làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và chất dinh dưỡng.
  • Làm cây xanh teo rễ.

Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và năng suất cao cần sử dung đúng và đủ từng loại phân đạm lân kali thích hợp cho từng cây trồng. Hi vọng bài viết trên đã có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Công ty chúng tôi vẫn không ngừng nỗ lực để mang các sản phẩm hoàn hảo nhất cho cây trồng đến cho bà con. Để được tư vấn thêm, các bạn hãy liên hệ:

Công ty TNHH TM – SX Nông Phú Vinh

Hotline: 0919.652.228 - 0934.584.149

Fanpage: Công ty TNHH TM – SX Nông Phú Vinh

 

Thông tin liên quan

PV F600

(//1  )

1000 NPV

(//1  )

URÊ XANH

(//1  )

SIÊU KALI BO

(//1  )